Người phụ nữ đứng sau thành công của Trần Lập

Sự ra đi của Trần Lập để lại trong lòng người yêu nhạc nỗi tiếc nuối và xót thương sâu sắc. Câu chuyện về cuộc đời của người nghệ sĩ tài hoa nhưng số phận không trọn vẹn là dấu lặng khi nhắc tới anh. Nhưng cuộc đời của người nghệ sĩ ấy không hoàn toàn là những nỗi buồn. Bởi vì gắn với anh còn có một người phụ nữ thảo hiền, một người vợ luôn tận tâm với chồng.

Nếu bạn đã từng hát karaoke thì chắc chắn những bài hát những bản nhạc của Trần Lập rất nhiều lần xuất hiện trong lựa chọn. Dù những bài hát đó đa phần gai góc, cá tính nhưng không phải quá khó thể hiện. Nội dung ý nghĩa, ca từ đơn giản chính là sức hút của âm nhạc Trần Lập.

Còn nếu bạn không có khả năng và sự tự tin để thể hiện những ca khúc đậm chất rock thì việc thưởng thức nó qua một dàn âm thanh nghe nhạc chắc không phải là việc gì đó quá xa lạ. Đầu tư một dàn âm thanh với loa nghe nhạc, amply hiện đại sẽ đem đến cho bạn trọn vẹn cảm xúc, tình cảm của bài hát cũng như không gian trong bản nhạc.

Trần Lập không chỉ gây được ấn tượng với thính giả và những người yêu nhạc bởi các ca khúc có phong cách riêng. Anh còn khiến cho mọi người nhớ đến mình bởi tính cách bộc trực và đôi khi còn có một chút “điên” của người nghệ sĩ cả đời theo đuổi dòng nhạc rock. Con người anh đơn thuần, ngoài âm nhạc, những thứ anh quan tâm chỉ có gia đình và những người bạn thân thiết.

Nói về gia đình, đây chính là nguồn cảm hứng cho công việc và động lực sống của anh. Hạnh phúc nhất của Trần Lập là phía sau anh có một người phụ nữ thảo hiền, tận tụy, hy sinh.

Mối lương duyên không ngờ

Trần Lập đã từng kể về câu chuyện gặp nhau giữa họ. Anh gặp người con gái ấy tại trường đại học, khi cô ngồi ăn cơm trong căng tin của trường. Một người con gái dễ thương. Anh chia sẻ: “Tôi viết tên rồi nhờ người chuyển cho cô. Cô nàng run tới mức chẳng dám mở ra xem”.

Sau giai đoạn làm quen và yêu đương, họ kết hôn rồi có với nhau 2 người con. Thự tế với một người phụ nữ làm văn phòng, việc dám yêu và cưới một ca sĩ có tiếng đã là chuyện không hề dễ dàng. Nhiều người phải ca ngợi và nhận xét Trần Lập tốt số vì có hậu phương vững chắc. Trong những chuyến đi phượt dài ngày hay đi lưu diễn, anh có thể yên thong thả hòa mình vào thiên nhiên, công việc và yên tâm về gia đình. Người vợ đảm đang, tin và yêu chồng lặng lẽ đứng ở phía sau, trở thành điểm tựa cũng như sự an tâm cho anh.

“Tôi và vợ có quy định với nhau không để những mâu thuẫn nhỏ làm ảnh hưởng đến toàn bộ mối quan hệ. Và giữ cho nhau một khoảng cách nhất định.. Vì thế tôi vẫn còn cảm giác rung động trước mỗi tour diễn có vợ tự tay xếp đồ, nấu mì ăn sáng cho tôi. Trở về nhà, được ăn cơm vợ nấu, xem bóng đá với con là những phút giây không thể nào quên. Đôi khi, thấy tôi quá tập trung vào công việc vợ cũng thông cảm để cho tôi thoải mái được cống hiến với nghề” – anh tâm sự.

Khi nhận được tin nhắn của Trần Lập về căn bệnh ung thư, chị đã vô cùng mạnh mẽ động viên chồng: “cùng đối diện sự thật và vượt qua chồng nhé!”

Có thể nói, cuộc hôn nhân hơn 10 năm của Trần Lập với người vợ làm ở viện Chăm sóc bà mẹ và trẻ em chưa bao giờ bằng phẳng. Nhưng họ vẫn cùng nhau đối diện sự thật và vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống hôn nhân. Nhờ có vợ mà anh được thỏa mãn đam mê, được toàn tâm toàn ý với công việc và cũng là một người chồng bình thường như bao người chồng khác. Chị vừa là người đứng sau động viên, giúp đỡ vừa là người an ủi, sẽ chia với anh mặc dù chỉ là một viên chức bình thường.

Sự ra đi của Trần Lập có lẽ là cú sốc rất lớn với người phụ nữ ấy. Nhưng cuộc sống là vậy, chúng ta không hề biết trước được ngày mai của mình sẽ ra sao. Chỉ có thể sống trọn trong hôm nay và chuẩn bị tâm thế thật tốt khi ngày mai đến. Và với người phụ nữ ấy, chị đã làm rất tốt việc này.

>>> Xem thêm: Những bóng hồng trong sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Những bóng hồng trong sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Những người làm nghệ thuật như nhà thơ, nhạc sĩ đều có một hoặc nhiều bóng hồng là nguồn cảm hứng cho sáng tác. Đó có thể là người mà người nghệ sĩ yêu. Đó cũng có thể là hình mẫu lý tưởng mà người nghệ sĩ tưởng tượng ra để “bày tỏ” tình cảm thông qua sáng tác nghệ thuật. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng không phải là ngoại lệ. Trong cuộc đời người nghệ sĩ tài ba có hình bóng của hai bóng hồng. Đó vừa là những người phụ nữ gắn bó với cuộc đời ông vừa là nguồn cảm hứng vô tận để ông sáng tác.

Nguyễn Ánh 9 nổi tiếng trong lòng người nghe nhạc bởi những bài hát trữ tình đầy chất tiếc nuối. Những ca khúc của ông luôn chất chứa một nỗi buồn lẩn khuất đâu đó trong ca từ. Và cũng chính nỗi buồn ấy khiến cho nhiều người cảm thấy được đồng cảm. Nên cho dù ra đời đã lâu nhưng sáng tác của Nguyễn Ánh 9 luôn được mở đi mở lại. List nhạc của Nguyễn Ánh 9 cũng là lựa chọn của nhiều người khi hát karaoke. Bạn sẽ không khó để tìm được tên nhạc sĩ cũng như các bài hát trong đầu karaoke  của dàn karaoke kinh doanh. Và ngay cả ở các dàn karaoke gia đình, bạn đều có thể tìm được những cái tên như “Không”, “Ai đưa em về”, “Chia phôi”, “Chuyện của chúng mình”…

Cô láng giềng – dấu ấn của mối tình đầu sâu đậm

Bất cứ chàng trai, cô gái nào khi bước vào tuổi đôi mươi đều có một mối tình đầu không thể nào quên. Người may mắn thì mối tình đầu kết thúc có hậu. Kẻ xui xẻo thì mối tình đầu trở thành nỗi đau, nỗi tiếc nhớ khôn nguôi. Nhưng đa phần mối tình đầu đều không thành. Đó là lý do tại sao người ta thường nói “tình đầu thường dang dở”.

Với Nguyễn Ánh 9 cũng vậy, ông bước vào những năm tháng thanh xuân đầu tiên bằng mối tình nồng cháy với cô láng giềng 15 tuổi. Hai người dành trọn cho nhau tình cảm mãnh liệt, trong sáng của những tháng ngày đẹp nhất cuộc đời.

Mối tình đẹp như trong mơ ấy tan vỡ vì gia đình cô gái không chấp nhận. Họ không muốn cho con gái mình yêu một anh chàng nhạc sĩ nghèo, không có tương lai. Họ ngăn cấm đủ đường, làm đủ mọi cách và cuối cùng quyết định đưa con gái sang Pháp để chia rẽ tình yêu của hai người.

Chính những đau khổ, tuyệt vọng khi tình yêu bị chia cách đã trở thành nguồn cảm hứng để chàng nhạc sĩ trẻ dùng ngòi bút và âm nhạc để giải tỏa. Và những bài hát chứa đậm chất “tình”, chứa đậm sự xót xa, tiếc nuối của ông được ra đời. Tuyệt phẩm “không” với những ca từ “Không, tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa…” chính là tiếng lòng của tác giả khi không ngừng day dứt về tình yêu đẹp nhưng buồn của mình. Đây cũng là ca khúc tạo nên tên tuổi cho ca sĩ Elvis Phương vào những năm 1970. Còn người nhạc sĩ sáng tác ra ca khúc này được công chúng gọi với cái tên đầy trìu mến là ông “không”.

Ngoài ca khúc “Không”, trong khoảng thời gian đó, Nguyễn Ánh 9 cũng ghi được dấu ấn với người yêu nhạc bằng những ca khúc như: Ai đưa em về, Một lời cuối cho em, Chia phôi, Buồn ơi chào mi, Kỷ niệm…

Sau này, vào năm 1974, ông gặp lại người xưa khi cô về Sài Gòn. Cô vẫn một mình, vẫn yêu ông và chẳng hề oán trách gì. Nhưng họ không chọn lựa đến với nhau mà chọn sống cho hết bi kịch một kiếp người. Và lần này, họ xa nhau mãi mãi để chôn vùi dấu ấn người xưa vào đáy lòng mặc kệ cho nỗi đau nhức buốt cho tới hơi thở cuối cùng.

Lại nói về bóng hồng là tình đầu của Nguyễn Ánh 9, vì không có nhau trọn đời nên cô ấy mãi trẻ trung, nhẹ nhàng, thanh cao và lúc nào cũng là thiếu nữ đôi mươi trong tâm hồn của người nhạc sĩ. Ký ức về gắn với cô ấy chính là điểm tựa để nhạc sĩ nương vào, giữ gìn những gì trong lành nhất cho âm nhạc và đời sống của mình.

Nghệ danh Nguyễn Ánh 9 cũng là do người yêu đầu tiên đặt cho. Trong một cuộc phỏng vấn, ông nói:  “Đây là tên mà cô ấy đặt cho tôi. Khi tôi viết những bản nhạc đầu tiên, lấy tên thật là Nguyễn Đình Ánh thì dài quá, mà viết là Nguyễn Ánh thì lại trùng với tên của Vua Gia Long.

Bởi vậy, cô ấy bảo, chữ Nguyễn Ánh có 9 ký tự, mà số 9 theo quan niệm phương Đông là số may mắn, bởi vậy, nên lấy bút danh là Nguyễn Ánh 9″.

Bóng hồng thứ hai trong đời Nguyễn Ánh 9

Người phụ nữ thứ hai trong đời của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là bà Ngọc Hân. Ông quen bà tại vũ trường Anh Vũ. Lúc ấy, ông chơi đàn piano còn bà là một trong những vũ công nhảy thiết hài đầu tiên của Việt Nam.

Cuộc tình này của Nguyễn Ánh 9 cũng không được sự đồng thuận của gia đình. Cả hai bị đôi bên gia đình phản đối kịch liệt vì cho rằng cuộc hôn nhân “xướng ca vô loài” không thể bền chặt. Nhưng vượt qua tất cả, họ vẫn đến với nhau. Lúc trở thành vợ của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, bà Ngọc Hân vừa tròn 20 tuổi. Cuộc hôn nhân này đã giúp cho ông ru ngủ được những nỗi đau, những tiếc nuối của mối tình đầu không trọn vẹn.

Mặc dù vậy thì sâu trong trái tim người đàn ông này, vẫn không thể giấu lòng mình: “Vợ tôi là một người phụ nữ dịu hiền nhân hậu, có lẽ chẳng người phụ nữ nào đủ vị tha và hy sinh cho chồng mình như cô ấy.

Tôi mắc nợ trọn kiếp với người bạn đời, bởi tình yêu đã vĩnh viễn câm lặng, trái tim tôi không còn cảm giác sau hình ảnh của mối tình đầu”.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 coi vợ như là ân nhân của đời mình, bởi bà hiểu và luôn thông cảm cho góc kín của trái tim ông, ông nói: “Càng về già, càng thương bà ấy hơn.

Tôi ‘gác kiếm’ còn vì muốn có thời gian chăm sóc và bù đắp cho vợ. Tôi coi việc ấy là hệ trọng với những năm còn lại của đời mình”.

Sự hi sinh của nữ vũ công tài hoa ấy còn được nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chia sẻ qua câu chuyện đầy cảm động: “Sau khi lập gia đình, niềm đam mê của Ngọc Hân đã mãi mãi dừng lại ở tuổi 20.

Bà chấp nhận rời bỏ sân khấu để chu toàn việc chăm sóc gia đình nhỏ, chăm sóc chồng và những đứa con của mình… Nhiều lần tôi rủ vợ đi xem mình diễn, nhưng bà ấy đều lấy cớ bận việc này, việc nọ để từ chối.

Tôi thấm thía rằng, vợ không đi theo mình, vì sợ đi thì nhớ sân khấu, nhớ ánh đèn. Nỗi nhớ có thể khiến nghệ sĩ rơi nước mắt”.

Cảm động trước tấm lòng yêu thương, nhân hậu của bà Ngọc Hân, ông dành tặng cho vợ mình bài hát “Màu tím tính yêu” thể hiện tình cảm luyến tiếc tuổi tác có thể chia xa mối nhân duyên này.

Nếu như mối tình đầu là nguồn cảm hứng sáng tác thì bà Ngọc Hân là người đồng hành trong những sáng tác của nhạc sĩ. Bà chính là người có nhiều đóng góp về ca từ, giai điệu cho nhiều sáng tác của ông. Có rất ít người biết rằng, ca khúc “Lặng lẽ tiếng dương cầm trong đêm” với câu hát được khán giả nhớ nhất: “Một nỗi buồn không tên/ Một tình yêu đâu dễ quên” lại do chính bà Ngọc Hân sửa từ lời gốc của chồng: “Một nỗi buồn không tên/ Một tình yêu tôi đã quên”.

Điều giống nhau ở hai bóng hồng trong cuộc đời Nguyễn Ánh 9 đó là họ luôn mang lại rất nhiều cảm xúc thương cảm cho ông. Nhạc sĩ đã từng khóc khi viết câu hát “Hạnh phúc nào không tả tơi, không đắng cay, tôi đã bật khóc” trong ca khúc dành “Chuyện chúng mình”, ca khúc viết cho người vợ của mình. Với ông, vợ giống như bến đỗ để con thuyền là ông dù có đi xa đến đâu cũng sẽ trở về.

Bạn có thích các ca khúc của Nguyễn Ánh 9 không? Chia sẻ cho Pineshoregolf.com những bản nhạc mà bạn ưa thích nhé!